728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Chăm sóc nuôi dưỡng chó béc giê con

Thức ăn cho chó béc giê hàng ngày cần phải được cân bằng đầy đủ năng lượng : đạm, khoáng, sinh tố, để dư bồi bổ cơ thể, cấu tạo các tế bào tăng trưởng. Chó con,chó cha, chó mẹ thường thích được hoạt động, chạy nhảy, đùa giỡn hơn là nhốt giam cầm cột ở một nơi, một chỗ. Cấm kỵ tuyệt đối không bao giờ nuôi chó chỉ cho ăn thịt mà thôi, vì nuôi chó chỉ bằng thịt khẩu phần mỗi ngày sẽ mất cân bằng và làm hại cho sức khỏe của con vật. Nên mua thức ăn cho chó thường có bán ở các siêu thị lớn, hoặc cửa hàng bán thức ăn cho gia súc, chim kiểng. Thường thay đổi thức ăn hàng ngày cho chó, để tránh làm cho chó chán miệng, làm biếng ăn. Thức ăn được thay đổi thường bổ sung những khiếm khuyết nếu có ở bên trong của mỗi hãng. Thường là chó thích ăn một loại thức ăn mà chính nó thường ưa thích.



Thức ăn không nên cho chó ăn là loại thức ăn không được tinh khiết, không bảo đảm đủ năng lượng sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của con vật, nên vấn đề thức ăn là tối quan trọng trong việc nuôi chó ở trong gia đình, nếu thức ăn tồi còn gây thêm bệnh cho con vật.

Huấn luyện : Chó nuôi ở trong nhà phải thực sự khỏe mạnh đã đành, nhưng cũng còn phải được dạy dỗ học hành thêm đó là điều cần thiết. Đặc biệt là phải hiểu, phải biết những gì mà người chủ cần, người chủ muốn. Thường là ở thành phố lớn có trường huấn luyện cho chó của các Hiệp Hội Chăn Nuôi hay của các tư nhân mở ra để thu hút sự tham gia của các chủ gia súc. Điều quan trọng là khi con chó đã làm một việc gì sai phạm là phải sửa chữa ngay, dạy bảo đến nơi đến chốn để đừng tái phạm. Chó là loài vật rất thông minh và có tình có nghĩa, những sự thông minh của chó không giống sự thông minh của trẻ con. Cha ông ta đã nói :"Khuyển mã chi tình".

Ở các nước Tây phương vùng giá lạnh về mùa đông, gió rét nhiệt độ thường xuống quá thấp, người ta còn may quần áo cho chó mặc, nhưng thường bị chó cắn rách nhất là các loại chó to con và hung dữ, phải tập luyện nhiều lần mới thành công.

Những chó được nuôi thả ở ngoài trời, ngoài vườn, ngoài sân hay ở nông trại thì được vận động thoải mái nhưng cũng phải đề phòng bệnh sưng phổi về mùa đông. Những giống chó đặc biệt để sản xuất chó con bán, ít khi để hẳn ngoài trời về mùa đông, có tuyết rơi.

Những chó nuôi ở ngoài trời, ngoài vườn thường là thính tai, tinh mắt và khôn hơn là chó nuôi chỉ nhốt ở trong nhà.

Khẩu phần thức ăn của chó cũng phải kiêng cữ tránh cho chó ăn nhiều, mà lại ít vận động trở nên béo mập, béo phì, quá nhiều mỡ mất vẻ thẩm mỹ và còn gây ra nhiều bệnh cho cơ thể, nhưng nếu cho chó ăn kiêng cữ nhiều thiếu chất Phosphore, giảm nhiều chất Calcium kéo dài một thời gian quá lâu, sẽ ảnh hưởng và khiếm khuyết chất vôi cơ thể gây ra bệnh về xương. Tốt nhất là nên tập cho chó ăn những thức ăn nào mà con vật ưa thích nhất. Bột xương cần thiết cho cơ thể chó, nhưng không phải là đơn vị dinh dưỡng.

Nước trong sạch cung cấp đầy đủ mỗi ngày, đây là nhu cầu tối cần thiết. Lưu ý trong trường hợp chó uống nước vào, mà thấy ói ra, phải nghĩ là chó đã bị bệnh, nên đưa đến phòng mạch của thú y sĩ để nhờ chữa trị, để tránh cho chó bị mất nước trong cơ thể : Uống vào lại ói mửa ra, nên để những cục nước đá cho chó liếm tạm thời, hoặc đập nước đá nhỏ như ngón tay, ngón chân nhét vào hậu môn của con vật bệnh.

Săn sóc ngoài da và mắt, mũi, tai. Da của chó cần được thoáng mát, sạch sẽ để ngừa các bệnh ở ngoài da, muốn được như vậy trước tiên phải tắm rửa sạch sẽ, bằng xà bông đặc biệt, lau, sấy khô, cắt bỏ những lông xấu, lông già, lông thừa v.v... sau khi tắm phải nhỏ thuốc Pommade Opthalmique vào hai mắt, nếu không có thuốc pommade có thể nhỏ vài giọt paraffine, chó tắm xong phải để trong nhà từ 6 đến 8 giờ đồng hồ nhất là về mùa đông, đề phòng ngừa bị cảm lạnh, thường là chải lông trước khi tắm, chó có lông dài, lông xù phải chải cho chó mỗi ngày. Chải lông của chó thường chải xuôi theo chiều dài của thân thể con vật, hoặc chải xuôi từ giữa lưng xuống hông và bụng. Lông của chó được tắm, sấy, khô chải cắt thì trông con vật rất đẹp mắt vì lông óng ánh, sờ vào thấy mát tay.

Săn sóc bàn chân : Dùng kéo để cắt bớt những móng chân quá dài của con vật, đừng cắt sát quá làm chảy máu tốt hơn là đem con vật đến phòng mạch thú y để nhờ thú y sĩ dùng dụng cụ đặc biệt để cắt móng chân, nếu móng chân của chó để quá dài, mà không kịp cắt bỏ, có thể gãy móng làm chân nhiễm trùng, chạy chữa rất là tốn công, tốn tiền, mỗi năm cắt móng chân dài của chó vài lần là đủ, những chó vận động nhiều thì móng chân cọ sát với mặt đất nên dễ bị mòn bớt đi, còn chó nuôi giam ở trong nhà lại ít vận động, móng chân thường dài hơn.



Các móng đeo ?? Móng đeo ở chân của chó, ta gọi là móng huyền đề, những chó dùng làm trò xiếc hay trình diễn ở sân khấu, loại chó này các móng đeo được cắt bỏ, thường cắt bỏ lúc chó còn non, nếu cắt bỏ những móng đeo ở chó đã trưởng thành, phải dùng thuốc gây tê tại chỗ, thuốc cầm máu, cắt bỏ móng đeo xong phải khâu lại và băng bó cẩn thận để tránh nhiễm trùng. (ở Việt Nam có nhiều người ưa thích chó có móng đeo).

Đuôi và tai : Một số chó nuôi làm kiểng ở trong nhà, hay đặc dị ngoài đường phố thường được cắt bỏ đuôi hay cắt tai để tăng vẻ thẩm mỹ của con vật, việc cắt đuôi thường thực hiện lúc chó con mới sanh 2 hay 3 ngày tuổi.

Sau khi tắm, cắt lông, chải lông, cần dùng một ít bông gòn thấm nước quấn vào cây tăm để ngoáy lỗ tai, lấy đi những nước cùng chất dơ ở trong đó, kể cả các lông văng vãi vào phía trong tai, lau chùi các khe, các rãnh ở tai ngoài, không được động vào tai trong, làm việc này phải nhẹ nhàng, êm ái, cẩn thận, nếu có vật gì lạ trong tai phải nhờ thú y sĩ dùng dụng cụ chuyên môn soi đèn để gắp ra. Trong trường hợp tai bị đau thì nhìn thấy vành tai sưng và đỏ lên, có mùi hôi, lau bằng bông gòn có tẩm Paraffine hoặc thuốc sát trùng, thuốc trụ sinh, nếu không hết bệnh, nhờ thú y sĩ chữa trị, không nên để lâu sẽ làm hư tai.

Chó con trong thời gian 3 tháng đầu, nên cho ăn 4 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ cho ăn một số lượng vừa đủ, không nên cho chó con ăn no quá, chó có thể cho ăn 3 lần mỗi ngày khi được 3 đến 6 tháng tuổi và 2 lần mỗi ngày khi được 6 đến 12 tháng tuổi. Những chó đã lớn trưởng thành chỉ cho ăn mỗi ngày 1 bữa là đủ, nhưng phải cho ăn vào những giờ nhất định vào buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều tối và áp dụng đúng như vậy, bên cạnh máng ăn, nên để kế đó một chậu nước thật trong sạch và mát, chậu nước cũng như chậu đựng thức ăn thường làm bằng nylon hay bằng thiếc Inox để không gỉ sét và dễ rữa mỗi ngày.

Khi chó con được 8 tuần tuổi, người ta thường đưa đến trường huấn luyện để học những bài học vỡ lòng. Trước tiên chó học những bài học dễ và ngắn. Ví dụ : bảo ngồi, đứng yên lặng, đến đây, đi ra v.v... Mỗi ngày đầu chỉ dạy chó học độ 10 phút, học 2 lần sáng và chiều, như vậy con vật sẽ hiểu dần những bài học. Phải bắt học thuộc bài số 1 rồi mới dạy tiếp bài số 2 khác. Thỉnh thoảng cũng bắt học ôn lại bài học cũ, khi đã thật thuộc bài cũ, sẽ cho học thêm bài học mới. Có nhiều Hiệp Hội, hay các trường huấn luyện chó của tư nhân được mở ra để huấn luyện cho những chó như : Giống chó bảo vệ, chó Đức, chó Doberman, chó Pinschers. Những giống chó được quân đội nuôi, cảnh sát nuôi, an ninh nuôi, quan thuế nuôi đều được huấn luyện kỹ càng có bằng cấp từ thấp đến cao.

Dạy chó cách giữ nhà là chỉ cho con chó biết chỗ nào nó đang ở, đang sống, đang ăn hàng ngày, chỉ rõ căn nhà, căn phố, căn biệt thự nơi nó đang ở cho nó biết, chỉ nơi ra, nơi vào căn nhà ấy, tìm một điểm đặc biệt nào dễ thấy nhất chỉ cho con chó rõ.

Chó còn non dưới 12 tuần tuổi, trong thời gian này dễ mắc loại bệnh niên thiếu của chó (Distempers) hay còn được gọi là bệnh làm chảy nước mắt của chó non lần thứ 2, không nên đem, dẫn dắt ra ngoài đường phố nhiều, gia chủ hãy cố gắng giữ gìn cho qua thời kỳ nhiễm bệnh này.

Trong lúc chỉ dạy chó ăn, chó chơi, vừa ăn, vừa học, vừa chơi làm cho chó chóng thuộc bài hơn, học buổi sáng, học buổi chiều nếu thuộc thong thả cho học ôn bài vào buổi tối, những điểm đặc biệt cần lặp đi lặp lại nhiều lần để chó nhớ lâu hơn, khi đã thuộc kỹ bài học cũ, chó đực huấn luyện dễ dàng và thông minh hơn chó cái, thường là tập : gọi tên của nó, bảo lại đây, bảo chạy theo trái banh, ngậm mang trái banh trở lại, những bài học này thường dễ dàng và chóng thuộc. Còn dạy cho chó con hoặc chó lớn phải luôn luôn đi sát bên cạnh chủ của nó, mỗi khi gọi tên dù ở xa đến đâu cũng phải chạy lại gần chủ ngay, chó đi theo chủ dù có xích hay không mang xích ở cổ cũng phải luôn luôn sát gót chân của chủ, để phòng ngừa những bất trắc có thể gây ra, vì nếu chó không mang dây xích ở cổ mà chạy lung tung không kiểm soát được có thể gây ra tai nạn, nếu không cột mõm, có thể cắn gây thương tích cho người khác cùng đi trên con đường, nên tốt nhất là đem chó ra ngoài đường phải có dây xích và cột mõm đó là quy luật bắt buộc. Đề phòng làm đau họng chó vì xích co.

Đối với những giống chó to con, hung dữ cần phải trang bị dây xích lớn để tiện kềm chế nó khi cần thiết, xích được mang ở tay trái đôi khi tay phải có thêm một con roi nhỏ để dễ điều khiển. Không nên cho chó ăn xương, nhất là loài xương còn sống của trâu, bò, heo có thể gây cho chó bệnh sán Trichinoses.

Một số giống chó khi cho ra ngoài sân, ngoài vườn chạy đùa giỡn, nhảy thường ưa thích cắn, gậm, ăn những loại cây cỏ non tươi ở ngoài sân vườn. Đừng bao giờ cho ăn bất cứ loại xương nào dù xương to hay là xương nhỏ mà không có sự theo dõi kiểm soát của chủ, vì xương chó gậm, nhai, bể nhỏ, sẽ nuốt vào bao tử, làm trày trụa ở đường tiêu hóa, gây ra bệnh đường ruột.




a. Vận động

Tất cả các giống chó cần được vận động thường xuyên đều đặn mỗi ngày một cách vừa đủ và thích hợp. Những chó nuôi ở trong nhà cần có 1 cái sân rộng để chạy nhảy chơi đùa vận động. Trái lại những con chó nuôi ở trong nhà chật hẹp, xích, cột, nhốt hàng ngày phải dẫn đi bộ ở ngoài đường, ngoài ruộng, ngoài cánh đồng, hay ngoài đường phố mỗi ngày ít nhất 1, 2 lần, thường là 2 lần đi bộ sáng và chiều tối. Lưu ý là không nên bắt chó con, còn non hay chó đã quá già đi bộ, vận động quá sức của nó, hay bắt hoạt động quá nhiều (Overdo), đặc biệt lưu ý không bao giờ bắt chó, bất cứ ở lứa tuổi nào mà đi bộ, hay chạy để vận động khi mặt trời nóng bức quá.

b. Đùa giỡn

Cần đùa giỡn, nô đùa với chó, nhất là đối với những chó non mới lớn lên, để giúp cho chúng trở nên thân thiện gần gũi, dễ mến với mọi người chung quanh, và tuyệt đối không được hung dữ với chó non, lúc này nên dạy cho chó những trò chơi mà các trẻ con thường chơi như : Ném banh, vứt bóng, chạy, nhảy, chó là con vật thông minh, hiền lành và dễ huấn luyện nhất, những bài học thông thường như : Đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy, ăn, uống có thể tự dạy bảo ở nhà được mà không cần phải đưa đến trường huấn luyện chó của tư nhân.

c. Chải lông chó

Chó cần được chải lông thường xuyên, nhất là các giống chó có lông dài, lông xù, lông quăn và tắm rửa mỗi tuần ít nhất một lần, mỗi khi tắm phải dùng đến xà phòng loại xà phòng dùng cho chó, kỳ cọ kỹ ngoài da, chải lông, cắt bỏ những lông đã quá già, lông xấu, tắm cho chó tùy theo thời tiết và khí hậu. Tắm xong phải xả nước cho thật sạch xà phòng và lau khô, lấy máy sấy tóc sấy lông cho thật khô. Lưu ý nếu để dính bột xà phòng trên da sẽ làm hại làn da và có thể sinh ra chốc ghẻ. Đối với loài chó có lông dài cần phải chải lông mỗi ngày cho thật sạch để tránh những bệnh ở ngoài da. Chó được tắm rửa sạch sẽ, sẽ khỏe mạnh, không hôi hám có thể bồng bế trên tay, nên tắm cho chó bằng nước hơi âm ấm vừa tay và thêm xà phòng. Đối với chó con, còn nhỏ dại, mỗi khi tắm rửa cho nó, nên nâng đỡ nó ở trên tay, nhất là tắm lần đầu tiên cho chó con, lại phải dịu dàng, nhẹ nhàng hơn nữa, từ từ đưa thân mình của chó con vào nước ấm ấm cho quen dần dần. Lưu ý là không để nước chảy vào tai của chó, nếu tai có tý nước nào phải lau thật khô, nhiều lần vì nếu để chó mà thúi tai thì chữa chạy mất công và tốn tiền. Sau khi tắm thân thể chó phải được lau thật sạch và thường xuyên kiểm tra răng sữa của chó con luôn.

Tag: Thức ăn cho chó 1 tháng tuổi, Thức ăn cho chó 2 tháng tuổi, Thức ăn cho chó bắc kinh, Thức ăn cho chó bán ở đâu, Thức ăn cho chó béc giê, Thức ăn cho chó con, Thức ăn cho chó đốm, Thức ăn cho chó husky, Thức ăn cho chó kén ăn, Thức ăn cho chó loại nào tốt, Thức ăn cho chó mới đẻ, Thức ăn cho chó mua ở đâu, Thức ăn cho chó nhanh lớn, Thức ăn cho chó nhật, Thức ăn cho chó phốc, Thức ăn cho mèo, Thức ăn dinh dưỡng cho chó, Thức ăn không nên cho chó ăn
Chăm sóc nuôi dưỡng chó béc giê con
  • Title : Chăm sóc nuôi dưỡng chó béc giê con
  • Posted by :
  • Date : 21:33
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top